Đánh giá vòng đời (LCA) và Tuyên bố Sản Phẩm Môi trường (EPD)

Các hệ thống chứng nhận công trình xanh như LEED  từ lâu đã khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm và vật liệu bền vững vì giảm tác hại môi trường và bảo vệ sức khỏe con người là mục tiêu trọng tâm của công trình xanh. Thị trường đã dần dần hướng tới sự minh bạch hơn về các tác động trong vòng đời của các công trình cũng như các sản phẩm, vật liệu xây dựng. Kết quả là, các nhà sản xuất tiến bộ đã bắt đầu kết hợp các chương trình Đánh giá vòng đời (LCA) và nhãn môi trường như Tuyên bố Sản Phẩm Môi trường (EPD) vào chiến lược sản phẩm của họ.

Một số khái niệm

Đánh giá vòng đời (LCA) là phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá tất cả các tác động môi trường liên quan đến mọi giai đoạn của vòng đời sản phẩm. Điều này bao gồm khai thác nguyên liệu thô đến giai đoạn chế biến, sản xuất, phân phối, sử dụng, thải bỏ hay tái sử dụng.

 

LCA cung cấp cho nhà sản xuất và khách hàng tiềm năng một cái nhìn tổng thể về tác động môi trường đối với một sản phẩm.

 

Trong khi làm việc để hoàn thành các đánh giá vòng đời, bạn bắt đầu làm việc với các nhà cung cấp của mình. Thu thập thông tin về nguyên liệu thô mà họ cung cấp cho bạn sẽ đảm bảo bạn có thể trả lời tất cả các yêu cầu của khách hàng thông qua các nền tảng minh bạch, chẳng hạn như Tuyên bố Sản phẩm Môi trường (EPD).

 

EPD là các báo cáo được xác minh độc lập dựa trên các nghiên cứu đánh giá vòng đời (LCA). Các nghiên cứu LCA phải được thực hiện theo một tập hợp các quy tắc chung (“quy tắc danh mục sản phẩm” hoặc PCR) cho từng danh mục sản phẩm, và được xác minh bởi các đơn vị điều hành chương trình (“program operators”).

 

Lợi ích của Đánh giá Vòng đời và Minh bạch thông tin về Tác động Môi trường của Sản phẩm

EPDs trong các dự án xây dựng và sản xuất đều mang tính tự nguyện. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng đang tăng lên nhanh chóng cùng với nhận thức về tác động môi trường của khách hàng. Các bên liên quan cả nhà nước và tư nhân đều ngày càng yêu cầu EPDs.

Một số lợi ích khi nhà sản xuất tích hợp Đánh giá Vòng đời (LCA) và khuôn khổ EPD vào chiến lược sản phẩm:

 

  • Các chương trình chứng nhận công trình xanh như LEED, LOTUS,… đều có các tiêu chí khuyến khích sử dụng sản phẩm có thông tin về LCA hay EPD của sản phẩm, vật liệu.
  • Nhiều quốc gia đang đưa ra các quy định, quy chuẩn ngày càng khắt khe hơn về tác động môi trường của các công trình và các sản phẩm trong ngành xây dựng. Xu hướng này dự kiến sẽ còn tiếp tục. Việc sớm nghiên cứu và tích hợp Đánh giá Vòng đời vào chiến lược sản phẩm sẽ giúp nhà sản xuất tăng tính cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro trong tương lai.
  • Các thông tin từ Đánh giá Vòng đời có thể giúp ích cho quá trình nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới hay tối ưu hoá quy trình sản xuất, cắt giảm lãng phí, cắt giảm phát thải trong chuỗi giá trị của sản phẩm.

 

Các bước để khởi tạo EPD cho sản phẩm

Bước 1: Thu thập dữ liệu (ví dụ thông tin về nguyên liệu thô, tiêu thụ tài nguyên và chất thải của quá trình sản xuất, v.v.) và chuẩn bị báo cáo LCA/EPD. Bước này có thể được thực hiện bởi chính nhà sản xuất hoặc hỗ trợ bởi một đơn vị tư vấn về LCA/EPD.

Bước 2: Báo cáo LCA/EPD được thẩm định bởi một trong các đơn vị điều hành chương trình (“program operators”), ví dụ UL Environment, là đơn vị thẩm định phần lớn EPD công bố ở thị trường Bắc Mỹ. (UL Environment cũng đã có văn phòng ở Việt Nam).

Bước 3: Đăng ký và công khai báo cáo EPD trên Hệ thống International EPD System.

 

Có thể việc tiến tới khởi tạo và đăng ký EPD cho sản phẩm của công ty bạn cần nhiều thảo luận và thời gian, nhưng càng sớm tìm hiểu bạn sẽ càng có vị thế chủ động trong điều kiện mới của thị trường xây dựng.

Vừa qua, xi măng INSEE đã vinh dự trở thành doanh nghiệp sản xuất xi măng đầu tiên tại Đông Nam Á nhận chứng chỉ EPD quốc tế (Environmental Product Declaration – Tuyên bố sản phẩm môi trường).

Xi măng INSEE nhận chứng chỉ EPD quốc tế - Ảnh 1.

Xi măng INSEE trở thành doanh nghiệp xi măng đầu tiên tại Đông Nam Á hoàn tất thủ tục EPD quốc tế

Đây được xem là cam kết của doanh nghiệp trong việc đo lường và giảm tác động đến môi trường của các sản phẩm và dịch vụ mà công ty kinh doanh cũng như báo cáo minh bạch những tác động này nếu có.

Với mục tiêu hướng đến định hướng “sản xuất xanh” mà INSEE và thị trường đang hết sức quan tâm, đặc biệt để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá tác động môi trường cho toàn dự án, vừa qua, xi măng INSEE đã trở thành công ty xi măng đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á hoàn tất cung cấp hồ sơ công bố sản phẩm môi trường EPD trên hệ thống “EPD” quốc tế.

Tài liệu này đã được xác minh và đăng ký nhằm cung cấp thông tin minh bạch về tác động môi trường trong vòng đời của sản phẩm, tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 14025 được đăng ký trong hệ thống EPD quốc tế của INSEE. Phương pháp này nhằm xác định rõ các tác động ảnh hưởng đến môi trường như CO2 phát thải gây nóng toàn cầu, các tác động đến tài nguyên thiên nhiên, sự suy giảm tầng Ôzôn, các tác động đến nguồn dinh dưỡng đất, nước… của vòng đời sản phẩm xi măng và bê tông.

Xi măng INSEE nhận chứng chỉ EPD quốc tế - Ảnh 2.

Danh mục sản phẩm INSEE đạt chứng nhận “Nhãn xanh” do SGBC phê chuẩn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: