Làm thế nào để tiếp thu nhanh và thành thạo bất kỳ kỹ thuật nào bạn muốn ?

Làm thế nào để tiếp thu nhanh và thành thạo bất kỳ kỹ thuật nào bạn muốn?

Bạn đã bao giờ nghe qua câu “practice makes perfect” chưa? (Thường được người Mỹ sử dụng có ý nghĩa tương tự như câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” của Việt Nam). Tôi đảm bảo rằng ai đó đã nói điều này với bạn ít nhất một lần trong đời! Đây là một câu nói khá phổ biến, thường được sử dụng để khuyến khích ai đó khi họ muốn học một điều gì mới mẻ.

Bạn có thể cần nhiều cố gắng trước khi thành công và làm đúng mọi thứ. Điều này giống như học cách lái xe, học ngôn ngữ thứ hai hay lần đầu tiên vào bếp. Với ai cũng vậy lần đầu lúc nào cũng khó khăn. Mỗi khi bắt đầu học một cái gì đó, tôi chắc chắn là bạn luôn mong muốn sẽ đạt được nó một cách nhanh chóng. Nhưng học như thế nào? Thực tế có khi phải mất vài ngày, vài tháng hoặc thậm chí vài năm để bạn có thể tự tin thành thạo một kỹ thuật nào đó.

 

Thật ra đây đơn giản chỉ là cách hoạt động của việc học. Bạn cố gắng thực hiện, có được kinh nghiệm, học hỏi từ nó và thực hành nhiều lần. Sau mỗi lần bạn sẽ cải thiện và tiến bộ hơn lần trước. Quá trình học tập lặp đi lặp lại này gọi là Vòng phản hồi. Bạn phải trải qua nhiều Vòng phản hồi như vậy trước khi tự tin thực hiện được các kỹ thuật mà bạn mong muốn.

Điểm khác nhau giữa một người học nhanh và một người học chậm là gì? Không phải do năng lực bẩm sinh mà do người học nhanh họ có một cách học khác biệt, họ xây dựng nên một hệ thống riêng có thể áp dụng cho nhiều môn học, nhiều thứ khác nhau. Họ biết cách sử dụng hiệu quả Vòng phản hồi của mình để tăng tốc quá trình học tập.

Vì vậy, TopTrain mang đến tin tốt cho bạn là nếu bạn hiện đang muốn học một kỹ thuật mới thật nhanh, bạn chỉ cần học cách tạo Vòng phản hồi hiệu quả.

Vòng phản hồi là gì?

Phản hồi nghĩa là những phản ánh về mức độ thực hiện hay hiệu quả mà bạn đạt được cho một công việc nào đó.  Phản hồi là thông tin cho bạn biết điều gì đã xảy ra sai hoặc điều gì đã đúng.

Vòng phản hồi được chia thành 3 giai đoạn:

  • Thực hành / Áp dụng – Đây là lúc bạn thực hiện việc học hỏi, những gì bạn muốn và thực hành chúng.
  • Đo lường – Đây là lúc bạn nhận thông tin về hiệu quả của mình, bạn đã làm mọi thứ tốt đến đâu hay có điều gì chưa đạt được như kỳ vọng.
  • Tìm hiểu: Cuối cùng, bạn sẽ phân tích những gì bạn đã làm tốt để tiếp tục phát huy và khám phá nguyên nhân của những lỗi sai để điều chỉnh cho phù hợp.

Điều quan trọng, bạn phải nhận ra 3 giai đoạn này và đưa chúng vào đúng chỗ mỗi khi bạn thực hành một kỹ thuật mới. Một chu kỳ hoàn hảo sẽ giúp bạn liên tục cải tiến với mỗi vòng lặp, tạo ra sự tiến bộ ổn định và nâng cao hiểu biết về kỹ thuật cho bạn.

Làm thế nào để xây dựng một vòng phản hồi hiệu quả?

Để đảm bảo Vòng phản hồi của bạn có hiệu quả, bạn sẽ phải xem xét 3 yếu tố chính: Tính nhất quán, Tốc độ và Độ chính xác.

1. Tính nhất quán

Tính nhất quán chính là sự giống nhau trong mỗi lần thực hành để bạn có thể dựa vào đó mà đo đếm được bản thân đã tiến bộ bao nhiêu.

Ví dụ, giả sử bạn học chơi guitar. Nếu mỗi ngày bạn luyện tập một bài hát khác nhau, sẽ khó để nhận ra bạn thường sai nốt nhạc nào, quảng thanh âm nào vì giai điệu và nhịp phách mỗi bài đều khác nhau. Tính nhất quán cần thiết là bạn cần chơi đi chơi lại một bản nhạc để có thể so sánh sự khác biệt và tiến bộ qua mỗi ngày, cho đến khi bạn có được một sự đánh giá toàn diện về khả năng của mình.

2. Tốc độ

Có được tốc độ phản hồi nhanh là rất quan trọng bởi vì càng mất nhiều thời gian để nhận phản hồi, sẽ càng mất nhiều thời gian để cải thiện kỹ thuật. Đó là lý do tại sao một số người dành một lượng lớn thời gian để thực hành, nhưng tiến bộ rất chậm.

Hình thức phản hồi tốt nhất phải là ngay lập tức. Thời gian hoàn thành một Vòng phản hồi càng ngắn càng tốt, nghĩa là trong 1 khoảng thời gian bạn sẽ có nhiều nỗ lực để cải tiến hơn.

Vì vậy, chìa khóa để có được phản hồi nhanh chóng là chia nhỏ kỹ thuật/kiến ​​thức. Cố gắng chia nhỏ các kỹ thuật thành các bước, kỹ thuật con hoặc quy trình,…

Ví dụ: nếu kỹ thuật bạn muốn học bao gồm một chuỗi kiến thức, bạn có thể chia nhỏ việc học của mình theo từng bước: tạo một Vòng phản hồi cho từng bước riêng lẻ, chia các quy trình thành các phần khác nhau sao cho bạn có thể tập trung và giải quyết từng phần.

Giả sử bạn đang học nấu ăn. Bạn có thể chia kỹ thuật này thành các bước, chẳng hạn như bước 1: tìm nguyên liệu tươi và chất lượng phù hợp; bước 2: chuẩn bị và xử lý nguyên liệu, bước 3: chuẩn bị gia vị và nước sốt, bước 4: phục vụ và bày trí món ăn, v.v.

Hoặc giả sử bạn thích học bóng đá. Bạn có thể xác định các kỹ thuật phụ giúp bạn nhanh chóng đạt được kỹ thuật chuyên nghiệp. Vì vậy, hãy tạo phòng phản hồi cho các kỹ thuật phụ bắt đầu bằng cách học cách rê bóng, sau đó là chuyền bóng, rồi sút.

3. Độ chính xác

Độ chính xác trong phản hồi là một điểm yếu phổ biến đối với nhiều người học, bởi vì không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định.

Để có được phản hồi chính xác, chúng ta phải biết cách đo lường nó. Đôi khi chúng ta nhận được phản hồi kém là vì chúng ta đang cố gắng đo lường tiến trình của mình mà không xác định được hiệu quả hoặc chúng ta đã sử dụng các số liệu sai để định lượng phản hồi. Thậm chí, có thể là bạn chưa bao giờ đo lường hoặc ghi lại hiệu quả của mình! Bạn có đang nhớ lại một tình huống tương tự như vậy không?

Để cải thiện, bạn phải so sánh hiệu quả hiện tại của bạn với hiệu quả trước đó làm cơ sở cho những cải tiến.

Định lượng là một cách để đo lường chính xác hiệu quả của bạn. Định lượng có nghĩa là gắn một con số vào nó. Điều này giúp đưa ra tính khách quan và nhất quán khi so sánh hai điều trên. Định lượng phản hồi có thể cung cấp cho bạn thông tin mang tính xây dựng giúp bạn cải thiện trong mỗi chu kỳ của vòng phản hồi.

Giả sử bạn đang luyện tập cách rê bóng rổ. Lần đầu tiên rê bóng, huấn luyện viên của bạn nói rằng bạn đang làm rất tốt. Lần thứ hai, bạn trở nên tốt hơn và huấn luyện viên của bạn lại khẳng định rằng bạn đã làm rất tốt! Chắc chắn, kỹ thuật rê bóng của bạn đã cải thiện – bạn biết điều đó, huấn luyện viên của bạn biết điều đó, nhưng mức độ là bao nhiêu? Và làm thế nào bạn có thể cải thiện hơn nữa kỹ thuật rê bóng của bạn? Một công việc tốt so với một công việc tuyệt vời không chỉ ra rằng bạn đã thực hiện tốt như thế nào và bạn có thể thực hiện tốt hơn bao nhiêu.

Bây giờ là viễn cảnh thứ hai, bạn cố gắng rê bóng rổ lên xuống sân 4 lần liên tục mà không để bóng trượt, huấn luyện viên của bạn nói với bạn rằng bạn đã làm rất tốt. Ở vòng hai, huấn luyện viên bảo bạn rê bóng rổ lên xuống sân 8 lần liên tục mà không để bóng trượt. Bạn kiểm soát được điều đó và huấn luyện viên của bạn nói bạn làm tốt lắm! Bây giờ bạn đã có thể định lượng sự cải thiện của mình bằng số lần bạn có thể rê bóng rổ trên sân.

Với số lượng gắn liền với thành tích của bạn, giờ đây bạn có thể đẩy bản thân mình hơn nữa bằng cách học rê bóng 16 lần trở lên trên sân bóng rổ. Bạn thậm chí có thể thêm vào những chướng ngại vật mới như phải rê bóng trên sân với một đối thủ đang cố giành lấy bóng rổ của bạn. Nếu thành công, bạn có thể thử rê bóng trên sân với 2 đối thủ cướp bóng rổ của bạn, v.v… Bây giờ bạn đã có thể dễ dàng định lượng sự cải thiện của mình.

Liên tục cải thiện vòng phản hồi của bạn!

Sau khi đã quen thuộc với Vòng phản hồi, bạn đã sẵn sàng để đưa nó vào thực tế chưa? Bạn muốn bắt đầu với kỹ thuật mới gì?

Hãy thử thực hiện mỗi giai đoạn của Vòng phản hồi trong khi học kỹ thuật mới và để ý xem việc học của bạn có cải thiện với tốc độ nhanh hơn không. Phải liên tục cải thiện Vòng phản hồi của bạn để duy trì động lực và tránh mắc phải quy luật giảm dần. Điều quan trọng là bạn biết những gì cần đo lường tiếp theo và những câu hỏi nào cần hỏi từ đó đưa ra những vấn đề cần phải tìm hiểu cho mình.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: