Phương Pháp Quản Lý Dự Án Linh Hoạt Agile

PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ LINH HOẠT VÀ CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ DỰ ÁN QUỐC TẾ 

Quá trình hình thành và phát triển của phương pháp quản lý Agile:

Agile xuất hiện từ năm 2001, bởi nhóm chuyên gia là tác giả của các phương pháp (frameworks) nổi tiếng như Scrum, XP, DSDM, Lean, Kanban… Mục đích chính ban đầu của họ là tổng quát hóa trên cơ sở những mô hình hiện hữu mà có cùng mục đích và hệ tư tưởng, để chuẩn hóa thành phương pháp phát triển phần mềm mới mang tên Agile.

Vậy nên, có thể nói Agile là thuật ngữ chung về một phương pháp quản lý (Quản lý linh hoạt), bao gồm hệ thống tư tưởng, các giá trị và nguyên tắc Agile được thể hiện trong bảng tuyên ngôn Agile (https://agilemanifesto.org)

Từ đó, bắt đầu một làn sóng chuyển đổi sang Agile trong các dự án làm phần mềm, các công ty sản xuất phần mềm (Tiêu biểu như Google, Facebook, Microsoft…), các sự kiện Agile diễn ra trên khắp thế giới để truyền bá tư tưởng và cách thực hành Agile

Ở Việt Nam, tổ chức Agile Việt Nam cũng được hình thành và hoạt động mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều chuyên gia và bạn bè Quốc tế hàng năm thông qua các sự kiện lớn như “Agile Tour” hay “Scrum Gathering”.

Và ngay sau đó không lâu, Agile đã hình thành một xu hướng mới về quản lý – quản lý linh hoạt, không chỉ dừng lại trong các dự án phần mềm, các công ty công nghệ mà nó còn được áp dụng rộng rãi cho việc quản lý dự án và quản trị doanh nghiệp cho nhiều ngành nghề khác nhau: Tài chính, Kinh doanh, bảo hiểm, Giáo dục, sản xuất công nghiệp, giao thông, chính phủ…

Agile là gì?

Agile là phương pháp quản lý linh hoạt được xây dựng trên một hệ tư tưởng có tính chất định hướng bao gồm 4 giá trị và 12 nguyên tắc được nêu trong bảng tuyên ngôn Agile (2001-https://agilemanifesto.org/)


Vì vậy, khi áp dụng Agile vào dự án hay doanh nghiệp, điều quan trọng của người quản lý là cần thấm nhuần những giá trị và nguyên tắc trên. Hướng các hoạt động quản lý của doanh nghiệp hay dự án về đó

Về tổng thể, ta có thể dễ dàng nhận thấy Agile tập trung nhiều vào các vấn đề sau:

  1. Tập trung vào yếu tố con người thay vì quy trình: Ưu tiên phát triển kỹ năng (skills), Hợp tác (Collaboration), tương tác (Interaction), Giao tiếp hiệu quả (communication).
  2. Mọi hoạt động đều hướng về việc chuyển giao nhanh và nhiều giá trị nhất đến tay khách hàng (value driven).
  3. Sản phẩm được hoàn thiện và chuyển đến khách hàng hay người dùng nhanh và thường xuyên trong khoảng từ 2-4 tuần (fast delivery).
  4. Thích nghi nhanh và hiệu quả với sự thay đổi (adaption, response to changes) bao gồm sự thay đổi yêu cầu cho sản phẩm, sự thay đổi từ thị trường… thông qua việc thường xuyên cập nhật priority cũng như cập nhật kế hoạch làm việc của đội dự án
  5. Loại bỏ lãng phí: Bao gồm thời gian chờ (từ nhóm này sang nhóm khác, thời gian chi phí cho giao tiếp, giảm khối lượng lớn tài liệu không cần thiết, giảm thời gian rework (sữa lỗi cho sản phẩm)…

Định nghĩa Agile trong sản xuất phần mềm:

Cụ thể hơn về phương pháp xây dựng phần mềm, Agile là phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt, bao gồm một nhóm các mô hình (frameworks) dựa trên 3 nguyên tắc chính:

  1. Phát triển lặp và tăng trưởng
  2. Yêu cầu và giải pháp phần mềm được phát triển dần thông qua sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên liên tục của khách hàng và đội dự án
  3. Đội dự án Agile là đội có khả năng tự chủ (self-organizing), và liên chức năng (cross-functional).

Agile thường được áp dụng trong những dự án có số người tương đương số người trong một gia đình (family size – từ 2 đến 9 người).  Các phương pháp phổ biến được áp dụng trong Agile team như Scrum, XP, Kanban, DSDM…

Trong số những phương pháp Agile như Scum, XP, Lean, Kanban… thì Scrum được ứng dụng rộng rãi nhất (chiếm 56%) vì các lý do sau đây:

  1. Tính hiệu quả
  2. Đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng
  3. Phù hợp với tất cả ngành nghề (không thiết kế đặc thù cho ngành phần mềm như XP)

Để áp dụng Agile trong cùng lúc nhiều dự án có liên quan (program) hay trong một bộ phận kinh doanh hay trong doanh nghiệp, chúng ta cần áp dụng một trong nhiều phương pháp Agile mở rộng (scaled Agile) như SAFe, Nexus, LeSS, Scrum@Scale

Agile mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Bảng báo cáo kết quả khảo sát của VersionOne năm 2017 cũng cho thấy các tổ chức đã và đang nhận ra:

  1. Lợi ích rõ rệt của Agile trong việc nâng cao hiệu quả quản lý dự án
  2. Lợi ích về tối ưu, tinh gọn bộ máy để đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra của tổ chức

Lợi ích cho doanh nghiệp:

Theo thống kê từ VersionOne, sau đây là những lợi ích chính:

  1. Quản lý hiệu quả về sự thay đổi, nâng cao khả năng thích nghi
    2. Nâng cao tính minh bạch, kịp thời, đầy đủ về thông tin
    3. Khả năng liên kết và phù hợp giữa nỗ lực của toàn đội, toàn tổ chức với mục tiêu chiến lược chung
    4. Chuyển giao sản phẩm dịch vụ ra thị trường nhanh chóng
    5. Nâng cao năng suất làm việc cho đội dự án 

Các hệ thống chứng chỉ để chứng nhận kiến thức và kỹ năng thực hành Agile

Hệ thống đào tạo và cấp chứng chỉ 

Bao gồm nhiều chứng chỉ, các chứng chỉ được xây dựng nội dung liên quan cho từng đối tượng khác nhau: Đội dự án (CSD), Chủ sản phẩm (CSPO), Người quản lý dự án (CSM), Người huấn luyện hay đào tạo Agile (CST)…

Thông tin chi tiết về chứng chỉ 

Điều kiện dự thi:

  1. Tối thiểu bằng tốt nghiệp cấp 3 trở lên
  2. 21 giờ học về QLDA
  3. Kinh nghiệm
  4. Kinh Nghiệm dự án: 2000 giờ làm việc trong dự án, trong ít nhất 1 năm (trong 5 năm gần nhất)
  5. Kinh nghiệm dự án : Tối thiểu 1500 giờ trong 8 tháng kinh nghiệm làm việc trong đội có áp dụng phương pháp Agile

Lưu ý:

  • Kinh nghiệm bạn có được phải trong khoảng thời gian 3 năm gần đây
  • 1500 giờ kinh nghiệm quản lý dự án

Đề thi :

Bộ đề có tất cả 120 câu, trong đó 20 câu có tính chất để thử nghiệm, không tính kết quả. Tuy nhiên thí sinh sẽ không nhận biết được 20 câu này nên phải làm 120 câu như nhau

Thời gian thi là 3 giờ liên tục (có thể ra ngoài có sự giám sát, tuy nhiên thời gian thi vẫn được tính bình thường)

Những thách thức khi áp dụng 

Theo thông tin từ bảng khảo sát, chỉ có 12% số người được khảo sát cho rằng tổ chức của học đã thực sự trưởng thành, thuần thục với Agile (Agile đã được áp dụng rất tốt trong tổ chức của họ).

Điều này là không lạ, vì phương pháp Agile tỏ ra khá đơn giản để hiểu, tuy nhiên rất khó để thuần thục, đặc biệt trong một doanh nghiệp lớn. Một lý do chính, theo tôi, đó là Agile tập trung nhiều vào yếu tố con người bao gồm văn hóa, giao tiếp, hợp tác phối hợp giữa các bên liên quan, khả năng làm việc nhóm. Và thay đổi văn hóa, hành vi con người thì chuyện không bao giờ là dễ dàng.

Thực tế có những doanh nghiệp đã áp dụng  từ 5-7 năm nhưng thực sự vẫn chưa đạt yêu cầu và nhìn chung phần lớn vẫn trong tình trạng “bình mới mà rượu cũ”. Các đội dự án vẫn muốn áp dụng , tuy nhiên có nhiều đội chỉ áp dụng Agile để né tránh hệ thống quy trình phức tạp của doanh nghiệp hay khối lượng tài liệu (document) khổng lồ của dự án.

Để giải quyết vấn đề này, việc thuê huấn luyện viên giỏi là điều rất cần thiết. Chỉ có người có mindset đúng, hiểu sâu về Agile, có nhiều kinh nghiệp và kỹ năng huấn luyện thì mới giúp doanh nghiệp hay đội dự án tiếp cận nhanh nhất với Agile. Quá trình huấn luyện cần từ 3 tháng đến 1 năm hay dài hơn tùy nhu cầu.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: